Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường của chúng, thường xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng, từ đó chèn ép vào các thụ thể cảm nhận ở dây thần kinh gây đau đớn.
Căn bệnh này diễn ra theo các giai đoạn lần lượt từ khi đĩa đệm bị phình lên (giai đoạn 1) đến lồi ( giai đoạn 2) đến thoát vị thực sự (giai đoạn 3) và cuối cùng là thoát vị có mảnh rời (giai đoạn 4). Nếu người bệnh không điều trị kịp thời thì có thể gặp phải các biến chứng rất nguy hiểm như: đau lưng, nhức nhối, khó khăn trong việc cử động, không thể sinh hoạt bình thường, thậm chí còn có trường hợp bị liệt.
Đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh
Dấu hiệu nhận biết bệnh.
Khi thấy một hoặc một vài triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã bị Thoát vị đĩa đệm, nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có các biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh Thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau ở vùng thắt lưng với các triệu chứng điển hình như: cảm giác tê buốt lan từ thắt lưng xuống chân, đau nhức vùng cổ, vai gáy,… làm cho bệnh nhân có cảm giác vô cùng khó chịu, không thể hoạt động một cách dễ dàng. Triệu chứng nổi bật nhất là người bệnh cảm thấy đau ở vùng cột sống và các đầu dây thần kinh, nơi có các thụ thể nhận cảm. Cơn đau thường tái phát theo chu kì 1 đến 2 tuần, sau mỗi chu kì sẽ bớt cảm giác đau nhức hơn.
Khi thoát vị vùng đốt sống cổ, bệnh nhân thường xuyên đau vùng vai, gáy, dọc từ cổ tay xuống bàn tay. Ngoài ra vùng cổ của bệnh nhân cũng khó hoạt động, đồng thời thấy đau đầu và choáng váng.
Khi thoát vị ở vùng đốt sống thắt lưng thì có triệu chứng đau thắt lưng và các dây thần kinh liên sườn. Mỗi lần ho, hắt hơi hay đi đại tiện thì cơn đau sẽ tăng lên, cơn đau sẽ theo hình cung từ đằng lưng ra phía ngực trước. Nếu cơn đau quá dữ dội, người bệnh có thể mất cảm giác ở vùng mông và chân, nặng nhất là liệt hoàn toàn.
Các vùng thường đau nhức
Nguyên nhân
Ngày nay, các chuyên gia đã nghiên cứu kĩ lưỡng và phân tích được các nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Thoát vị đĩa đệm. Những nguyên nhân phổ biến nhất được chỉ ra là:
- Thoái hóa một cách tự nhiên: khi càng về già, mức độ thẩm thấu của đĩa đệm càng giảm đi, đây là nguyên nhân tự nhiên mà hầu hết người già đều mắc phải.
- Do hoạt động với tư thế không đúng: sự cong vẹo cột sống thường do những thói quen xấu trong quá trình hoạt động như: nằm, ngồi, mang vác không đúng tư thế hoặc quá nặng. Cuối cùng làm thay đổi vị trí đĩa đệm, thay đổi cấu trúc bao xơ.
- Do thừa chất, béo phì: khi chế độ ăn uống quá nhiều làm cho trọng lượng cơ thể tăng lên quá nhiều, cột sống không thể chịu được sức nặng lớn vậy sẽ gây thoát vị đĩa đệm.
- Do tai nạn hay chấn thương khi hoạt động thể thao, sinh hoạt làm cho đĩa đệm bị ảnh hưởng và gây thoát vị.
Một vài nguyên nhân khác cũng gây ra thoát vị đĩa đệm: sử dụng rượu bia và các chất kích thích một cách quá mức, thường xuyên stress và ăn uống không đủ chất…..
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Cách điều trị
Để chữa trị thoát vị đĩa đệm, đầu tiên cần hết sức lưu ý đến chế độ hoạt động và sinh hoạt. Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh cần nằm nghỉ hoàn toàn trên giường. Nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng, đặt một vật đệm ở vùng khớp để khớp co nhẹ. Điều trị bằng các phương pháp vật lý, laser, y học cổ truyền. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm các triệu chứng để giảm bớt đau đớn.
Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đó là sử dụng biện pháp phẫu thuật. Hiện nay phẫu thuật thoát vị đĩa đệm qua da là một phương pháp rất tốt, vừa hiệu quả lại có tính an toàn cao.
Phòng ngừa
Để phòng tránh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cần biết được và tránh những nguyên nhân gây ra bệnh.
Cần chú ý đến các tư thế khi làm việc, hoạt động và lao động, tư thế khi vác nặng. Nếu phải bê vật nặng, nên ngồi xuống để bê vật nặng lên từ từ, không được cúi xuống để bê lên.
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều Omega3, canxi… Cung cấp đầy đủ lượng Canxi giúp cho xương khớp khỏe mạnh. Các thực phẩm nên dùng: hải sản, cá, tôm, các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
Bổ sung vitamin D, K thông qua các loại thực phẩm tự nhiên để giúp chuyển hóa Canxi.
Sử dụng các thực phẩm có chứa acid Hyaluronic, Glucosamine và Chondroitin: giúp hồi phục sụn khớp và bao xơ ở vùng đĩa đệm, nên sử dụng các loại sườn và sụn để bổ sung.
Không dùng hoặc hạn chế các loại thực phẩm như thịt đỏ, đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, nội tạng động vật, các chất gây nghiện và kích thích để giảm nguy cơ mắc thoát vụ đĩa đệm.