Liên hệ: 02435772733 - 0972858186

BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH

Suy nhược thần kinh còn gọi là Tâm căn suy nhược là bệnh tâm căn phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Suy nhược thần kinh được miêu tả trong phạm vi nhiều chứng bệnh: Kinh Quý, Chinh Xung, Kiện Vong, Thất Miên, Uất chứng… của Đông y.

Nguyên nhân gây bệnh là do sang chấn về tinh thần do lo nghĩ quá nhiều, làm việc hoặc học tập quá sức gây căng thẳng thần kinh quá độ); do cơ địa của người bệnh thần kinh yếu (tiên thiên không đầy đủ) dẫn đến công năng của các tạng phủ đặc biệt là tâm, can, tỳ, thận (tinh, khí, thần) bị rối loạn. Dưới đây là các thể lâm sàng và điều trị theo Đông y

1.Can khí uất kết (Tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng và do sang chấn tinh thần gây nên):

- Triệu chứng: Tinh thần uất ức hoặc phiền muộn, đầy tức, hay thở dài, bụng đầy trướng, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

- Pháp điều trị: Sơ can, lý khí, an thần.

- Bài thuốc : Sài hồ sơ can thang gia vị

- Thành phần bài thuốc:

Bạch thược 12g     Cam thảo 4g          Câu đằng 12g        Đan bì 8g

Đương quy 12g     Hoàng cầm.8g       Sài hồ 10g             Chi tử 8g

Thanh bì  6g          Táo nhân 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Trong trường hợp bệnh tiến triển, can uất hóa hỏa xuất hiện thêm các triệu chứng mặt đỏ, miệng khô miệng đắng; dùng bài Đan chi tiêu dao thang gia vị

- Thành phần bài thuốc:

Sài hồ 8g              Bạch truật 12g      Phục linh 10g        Đan bì 8g

Bạch thược 12g     Đại táo 12g           Bạc hà 8g    Đương quy 12g   

Sinh khương 10g   Cam thảo 4g          Chi tử 8g     Táo nhân 12g.

Sắc uống ngày 1 thang.

Thuốc Nam dùng bài:      Câu đằng 12g        Cúc hoa 8g 

Thảo quyết minh 12g      Cam thảo dây 12g           Tô ngạnh 8g

Hương phụ 8g       Chỉ xác 8g   Hạt sen 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

2.Can Tâm Thận Âm Hư (Tương ứng với giai đoạn ức chế thần kinh giảm). Có 4 thể:

2.1. Âm Hư Hỏa Vượng

 - Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay mơ, miệng khô, họng khô, trong người hay cảm thấy bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch huyền, tế, sác.

- Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, an thần, bình Can tiềm dương.

- Bài thuốc 1 : Kỷ cúc địa hoàng thang gia vị:

- Thành phần bài thuốc:

Thục địa 16g         Hoài sơn12g          Sơn thù 10g          Đan bì 8g

Bạch linh 8g          Trạch tả 8g            Kỷ tử 12g              Cúc hoa 8g

Sa sâm 12g            Mạch môn 12g      Táo nhân, 10g       Bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc 2 : Thiên vương bổ tâm đan

- Thành phần bài thuốc:

Đương quy 12g     Đẳng sâm  12g      Huyền sâm 12       Đan sâm 12g         Sinh địa 12g             Phục thần 12g       Viễn trí 6g             Ngũ vị 8g    Mạch môn 12g      Thiên ma 10g    Bá tử nhân 12g      Táo nhân 12g

Cát cánh 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc Nam:

Kỷ tử 12g              Dạ giao đằng 12g  Cúc hoa 12g          Câu đằng 8g

Hoài sơn 12g         Sa sâm 12g           Mạch môn 12g      Táo nhân 12g

Lạc tiên 16g          Hạt cây xấu hổ 12g         Bình vôi 8g

Sắc uống ngày 1 thang.

2.2. Tâm can thận âm

- Triệu chứng: Lưng đau, tai ù, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, nước tiểu trong, táo bón, miệng ít khô, mạch tế.

- Pháp điều trị: bổ Thận âm, bổ Can huyết, an thần, cố tinh.

- Bài thuốc 1: Tả Quy thang gia giảm

- Thành phần bài thuốc:

Thục địa 16g         Hoài sơn 12g         Sơn thù 10g          Kỷ tử 12g   Thỏ ty tử 12g          Lộc giác giao 12g  Ngưu tất 12g         Quy bản 8g

Bá tử nhân8g        Táo nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc 2: Lục Vị Quy Thược Thang gia vị

- Thành phần bài thuốc:

Thục địa 16g         Hoài sơn12g          Sơn thù 10g          Đan bì 8g

Bạch linh 8g          Trạch tả 8g            Đương quy 12g     Bạch thược 12g

Liên nhục 12g       Kim anh 12g         Khiếm thực 12g    Táo nhân 12g

Bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc Nam:

Thục địa 12g         Khiếm thực 8g      Kỷ tử 12g    Kim anh tử 8g

Hà thủ ô 12g         Thỏ ty tử 12g        Táo nhân 12g        Bá tử nhân 12g

Ba kích 12g           Hạt sen 16g           Long nhãn 12g     

Hạt cây xấu hổ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

2.3.  Tâm Tỳ Hư:

 - Triệu chứng: Ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sút cân, mệt mỏi, mắt thâm quầng, hồi hộp, nhức đầu, rêu lưỡi trắng, mạch nhu, tế, hoãn.

- Pháp điều trị: Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, an thần.

- Bài thuốc : Quy Tỳ thang

- Thành phần bài thuốc:

Hoàng kỳ 12g       Bạch truật 12g      Đảng sâm 16g       Phục thần 12g

Đại táo12g            Đương quy 12g     Viễn chí 6g           Long nhãn 12g

Táo nhân đều 12g  Mộc hương 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc Nam:

Bạch truật 12g      Đảng sâm 12g       Củ mài 12g           Ý dĩ 12g

Hạt sen 16g           Long nhãn 12g      Táo nhân 12g        Bá tử nhân 12g

Kỷ tử 12g              Đỗ đen sao 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

2.4. Thận Âm Thận Dương Hư:

- Triệu chứng: Sắc mặt trắng, tinh thần uể oải, lưng đau, gối mỏi, di tinh, liệt dương, chân tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu nhiều, nước tiểu trong, dài, lưỡi trắng nhạt, mạch trầm tế không lực.

- Pháp điều trị:: Ôn Thận dương, bổ Thận âm, an thần, cố tinh.

- Bài thuốc 1: Thận Khí thang gia vị

- Thành phần bài thuốc:

Thục địa 16g         Hoài sơn12g          Sơn thù 10g          Đan bì 8g

Bạch linh 8g          Trạch tả 8g            Phụ tử (chế) 4g      Nhục quế 4g

Kim anh 8g           Ích trí nhân 6g       Ngũ vị 6g              Táo nhân 12g

Thỏ ty tử 8g          Viễn chí 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài thuốc 2: Hữu Quy thang gia giảm

- Thành phần bài thuốc:

Thục địa 16g         Hoài sơn 12g         Sơn thù 10g          Kỷ tử 12g   Thỏ ty tử 12g          Lộc giác giao 12g  Ngưu tất 12g         Phụ tử (chế) 4g

Nhục quế 4g          Táo nhân 12g        Đỗ trọng 12g         Viễn chí 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc Nam:

Thục địa 16g         Ba kích 12g           Kim anh 8g           Khiếm thực 12g

Phụ tử (chế) 4g      Nhục quế 4g          Thỏ ty tử 12g        Tục đoạn 12g

Hạt sen 12g           Táo nhân 12g        Lạc tiên 12g

Suy nhược thần kinh là bệnh dễ mắc, tuy nhiên chúng ta có thể phòng ngừa suy nhược thần kinh bằng lối sống lành mạnh như: có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất. Ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Trong công việc, nên sắp xếp thời gian hợp lý khoa học để tránh căng thẳng, mệt mỏi.


Các bài liên quan

  • SUY NHƯỢC THẦN KINH

    Theo Y học hiện đại

    Các rối loạn tâm căn là một nhóm nhiều rối loạn có căn nguyên tâm lý trong bệnh lý tâm thần, chiếm 3-5% dân số, nhẹ về mặt triệu chứng, nhưng tiến triển kéo dài và phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố (nhân cách, stress, môi trường xã hội…). Trong đó bệnh tâm căn suy nhược thường gặp nhất, với các biểu hiện mất ngủ, nhức đầu và giảm trí nhớ

    Xem thêm

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa