Liên hệ: 02435772733 - 0972858186

KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG

1. ĐƯỜNG TUẦN HÀNH

Bắt đầu từ đầu mắt, lên trán, giao hội với mạch Đốc ở đầu. Từ đỉnh đầu vào não, rồi lại ra sau gáy đi dọc phía trong xương bã vai, kẹp hai bên cột sống, đi sâu vào vùng xương cùng để liên lạc với thận, thuộc về Bàng quang.

Phân nhánh:
- Từ đỉnh đầu tách một nhánh ngang đi đến mỏm tai.

- Từ thắt lưng có một nhánh tiếp tục đi hai bên cột sống, xuyên mông, xuống mặt sau đùi vào giữa kheo chân.

- Từ hai bên xương bã tách ra một nhánh tiếp tục qua vùng vai đi dọc hai bên cột sống (phía ngoài đường kinh chính), đến mấu chuyển lớn, dọc bờ ngoài sau đùi hợp với đường trên ở kheo chân đi ra ở sau mắt cá ngoài (Côn lôn), rồi dọc bờ ngoài mu chân đến bờ ngoài ngón chân út và nối với kinh Thiếu âm Thận ở chân.

 

2. CÁC HUYỆT CHÍNH: (mỗi bên có 67 huyệt)

TINH MINH

(Huyệt Hội của các kinh Thái dương ở tay chân, Dương minh ở chân, Dương kiểu, Âm kiểu)

Vị trí: - Ở cách đầu trong mắt 1 phân, chỗ cồm cộm lên (Đại thành, Tuần kinh)

- Lấy ở trong khóe mắt trong 0,1 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ vòng mi, chỗ bám của cơ tháp, cơ mày, trên chỗ bám của cơ nâng cánh mũi và môi trên. Chỗ xương hàm trên tiếp khớp với xương trán. Trong ổ mắt có cơ thẳng trong.Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt và nhánh của dây thần kinh sọ não số III.Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau mắt đỏ, mắt có màng có mộng, ngứa mắt, mờ mắt, quáng gà, liệt dây thần kinh VII ngoại biên, teo thần kinh thị.

Cách châm cứu: Châm nông 0,1 tấc hướng mũi kim về phía mũi.

Châm sâu: ngón tay cái đẩy nhãn cầu ra ngoài, tiến kim qua da, đẩy kim sát ổ mắt vào sâu. Khi rút kim cũng làm như vậy, không vê, rút xong dùng bông sạch ấn lỗ kim châm để tránh chảy máu. Không cứu.

Chú ý: Không hướng kim vào ổ mắt, dễ châm vào nhãn cầu. Nếu châm sâu có thể vào tĩnh mạch, chảy máu lan ra quanh mắt như đeo kính đen.
 

TOẢN TRÚC

Vị trí: - Ở chỗ lõm đầu lông mày (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở chỗ lõm đầu trong lông mày, thẳng huyệt Tinh minh lên.

Giải phẫu: Dưới da là cơ trán, cơ mày, cơ tháp và bờ cơ vòng mi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau mắt đỏ, hoa mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, giật mắt, đau nhức vùng trán, đau đầu.

Cách châm cứu: Châm 0,1-0,5 tấc, luồn kim dưới da, khi châm cả hai huyệt nên để hai thân kim chéo nhau ở giữa. Không cứu.

Chú ý: Kết hợp với Tinh minh, Túc tam lý, Quang minh chữa đục nhân mắt.

Kết hợp với Ngư yêu, Phong trì, Hợp cốc chữa đau trước trán.
 

MI XUNG

Vị trí: - Ở đầu lông mày thẳng lên, giữa huyệt Thần đình và huyệt Khúc sai (Đại thành)

- Đo từ giữa chân tóc trán lên 0,5 tấc (Thần đình) rồi đo ngang ra 0,5 tấc là huyệt.

Giải phẫu: Dưới da là chỗ cơ trán bám vào cân sọ, dưới gân là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng: Tại chỗ: Đau đầu, hoa mắt.

Cách châm cưú: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da mũi kim hướng lên trên.

Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

KHÚC SAI

Vị trí: - Ở vào trong chân tóc, cách huyệt Thần đình 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Đo từ giữa chân tóc lên 0,5 tấc rồi đo ngang ra 1,5 tấc là huyệt.

Giải phẫu: Dưới da là chỗ bám của cơ trán vào cân sọ, dưới cân sọ là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau trước trán và đỉnh đầu, hoa mắt, đau mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da, mũi kim hướng lên trên.

Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

NGŨ XỨ

Vị trí: - Ở huyệt Thượng tinh ngang ra 1,5 tấc (Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở phía sau huyệt Khúc sai 0,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, hoa mắt.

- Toàn thân: Co giật.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.

Chú ý: Khi cần cứu không được gây bỏng.

THỪA QUANG

Vị trí: - Ở sau huyệt Ngũ xứ 1,5 tấc (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở sau huyệt Ngũ xứ và mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ và xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.

Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau đầu, hoa mắt, ngạt mũi.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh.

Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

THÔNG THIÊN

Vị trí: - Ở sau huyệt Thừa quang 1,5 tấc (Giáp ất, Phát huy, Đại thành)

- Lấy huyệt ở phía sau huyệt Thừa quang và ở mạch Đốc ngag ra 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ, xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau đầu.

- Theo kinh: Hoa mắt, ngạt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tê tại chỗ, hoặc lan rộng ra xung quanh.

Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

LẠC KHƯỚC

Vị trí: - Sau huyệt Thông thiên 1,5 tấc (Giáp ất,Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở phía sau huyệt Thông thiên và ở ngoài mạch Đốc ngang ra 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cân sọ và xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau đầu.

- Theo kinh: ù tai, mờ mắt.

- Toàn thân: Điên cuồng.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức, tê tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh. Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

NGỌC CHẨM

Vị trí: - Ở sau huyệt Lạc khước 1,5 tấc ở huyệt Não hộ ngang ra 1,5 tấc (Đại thành)

- Lấy ở ngang ụ chẩm và ở phía ngoài ụ chẩm 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ chẩm, chỗ bám của cơ thang vào đường cong chẩm trên của xương chẩm. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh chẩm lớn, nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh của đám rối cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau đầu.

- Theo kinh: Đau mắt, ngạt mũi.

Cách châm cứu: Châm sâu 0,3-0,5 tấc, luồn kim dưới da.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tê, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh. Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

THIÊN TRỤ

Vị trí: - Ở chỗ trũng giáp chân tóc gáy mé ngoài gân lớn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở bờ ngoài cơ thang, trên chân tóc gáy, ngang huyệt Á môn ra 1,3 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là bờ ngoài cơ thang, cơ bán gai của đầu, cơ thẳng sau nhỏ và to của đầu, cơ chéo dưới của đầu. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của dây thần kinh chẩm lớn và đám rối cổ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau đầu, cứng gáy.

- Theo kinh: Đau mắt, hoa mắt, ngạt mũi.

- Toàn thân: Trí nhớ sút kém, suy nhược thần kinh.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc.

Chú ý: Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc lan rộng ra xung quanh.

Khi cần cứu không được gây bỏng.
 

ĐẠI TRỮ

( Huyệt Hội của xương, Biệt lạc của mạch Đốc, huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân tay, với Thiếu dương ở chân tay)

Vị trí: -Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 1, ngang ra 1,5 tấc

(Gíap ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 1 & đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám (cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn rồi vào phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh sống lưng và dây tk gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C8.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Cứng cổ gáy, đau nhức vai.

- Theo kinh: Đau đầu.
- Toàn thân: Cảm phong hàn, ho, sốt không có mồ hôi, nhức xương.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
 

PHONG MÔN

( Nhiệt phủ - Huyệt Hội của kinh Thái dương ở chân với mạch Đốc )

Vị trí: - Ở hai bên xương sống dưới đốt xương sống thứ 2 ngang ra 1,5 tấc

(Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 2 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám (cơ thoi), cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ đầu dài, cơ bán gai ở đầu, cơ ngang- sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, dây thần kinh gian sườn 2, nhánh của dây sống lưng 2. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau phần trên lưng.

- Theo kinh: Đau cứng gáy, đau đầu.

- Toàn thân: Cảm mạo, ho, sốt, nóng vùng ngực. Cứu có thể phòng bệnh cảm mạo.

Cách châm cứu: Châm 0,2-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.
 

PHẾ DU

( Huyệt Du của Phế )

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương thứ 3, ngang ra 1,5 tấc (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn,phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 3 và nhánh của dây sống lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D3.

Tác dụng:
- Tại chỗ và theo kinh: Đau lưng, cứng gáy, vẹo cổ.

- Toàn thân: Lao phổi, ho, ho ra máu, hen suyễn, sốt âm, ra mồ hôi trộm.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 10-30 phút.

Chú ý: Kết hợp với Đại chùy, Cao hoang du chữa viêm phế quản mạn.

Không châm sâu.
 

QUYẾT ÂM DU

( Huyệt Du của Tâm bào)

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 4 ngang ra 1,5 tấc

( Đại thành, Đồng nhân)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ răng bé sau-trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-gai, cơ ngang sườn, phổi. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI nhánh của đám rối cổ sâu, nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 4 và nhánh của dây sôùng lưng 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.

Tác dụng:
- Toàn thân: Ho, đau tim, nôn mửa, tức ngực.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Kết hợp với Tâm du, Can du, Thận du, chữa suy nhược thần kinh.

Không châm sâu có thể làm tổn thương phổi.
 

TÂM DU

( Huyệt Du của Tâm)

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 5 ngang ra 1,5 tấc

(Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 5 và đường thẳng đứng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ bán gai của cổ, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D5.

Tác dụng:
- Toàn thân: Tim đập mạnh, hồi hộp, hoảng hốt, hay quên, trẻ em chậm nói, ho ra máu, ho lao, nôn, nuốt khó, động kinh.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

Chú ý: Kết hợp với Thần môn, Phong long chữa Tâm phế mạn.Không châm sâu.
 

ĐỐC DU

Vị trí: - Ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 6 ngang ra 1,5 tấc

( Đại thành)

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua đầu mỏm gai đốt sống lưng 6 và đường thẳng ngoài mạch Đốc 1,5 tấc.

Giải phẫu: Dưới da là cơ thang, cơ lưng to, cơ lưng dài, cơ bán gai của ngực, cơ ngang gai, cơ ngang sườn, vào trong là phổi. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rối cánh tay, nhánh của dây thần kinh gian sườn 6 và nhánh của dây sống lưng 6. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D6.

Tác dụng:
- Tại chỗ: Đau lưng trên.

- Theo kinh: Cứng gáy, vẹo cổ.

- Toàn thân: Đau vùng tim, nấc.

Cách châm cứu


Các bài liên quan

  • KINH THỦ THÁI DƯƠNG TIỂU TRƯỜNG

    Từ trong góc trong móng ngón út (phía ngón út) dọc đường nối da gan tay và da mu tay lên cổ tay đi qua mỏm châm xương trụ, dọc bờ phía ngón út xương trụ đến mỏm khuỷu và lồi cầu trong xương cánh tay. Tiếp tục, đi ở bờ trong mặt sau cánh tay lên mặt sau khớp vai đi ngoằn nghèo ở trên và dưới gai xương bả vai gặp kinh Thái dương ở chân ( Phụ phân, Đại trữ) và mạch Đốc (Đại chùy) đi vào hố trên đòn (Khuyết bồn) xuống liên lạc với Tâm, dọc theo thực quản qua cơ hoành đến Vị thuộc về Tiểu trường.

    Xem thêm

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa