Liên hệ: 02435772733 - 0972858186

Các rối loạn dạng cơ thể có biểu hiện nổi bật và chủ yếu bằng sự tái diễn các triệu chứng cơ thể như đau không rõ khu trú, tê bì, nuốt nghẹn…. Người bệnh luôn đau khổ, bận tâm về các triệu chứng cơ thể này, dai dẳng phàn nàn và liên tục yêu cầu được khám, xét nghiệm và điều trị các triệu chứng này.

 

  1. Nguyên nhân:
    1. Các yếu tố tâm lý trong cuộc sống hằng ngày:

Yếu tố tâm lý được xem là nguyên nhân gây nên các triệu chứng cơ thể mặc dù việc phát hiện các yếu tố tâm lý không phải là điều dễ dàng và bệnh nhân không phải lúc nào cũng chấp nhận nguyên nhân gây bệnh như căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, buồn phiền…Trong cuộc sống hiện đại, con người phải chịu rất nhiều áp lực từ cuộc sống. Những ảnh hưởng về tâm lý như lo âu, stress, trầm cảm… sẽ tạo ra nhiều bệnh lý khác nhau như các triệu chứng: suy nhược, hoa mắt, nhức đầu, đau lưng, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, đau khớp, nặng đầu, đau bụng… Tỷ lệ mới mắc trong vòng 1 năm ở người lớn là 12% thường gặp ở nữ, chiếm tỷ lệ cao ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu (30%) và ở các cơ sở chuyên khoa (20%).

    1. Rối loạn dạng cơ thể và tuổi vị thành niên:

Rối loạn này thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì, khi các em có những biến chuyển lớn về thể chất và tâm lý. Những bệnh nhân có rối loạn dạng cơ thể thường có vấn đề phức tạp, liên quan đến sự sợ hãi xa cách của tuổi ấu thơ

2. Các thể lâm sàng của rối loạn dạng cơ thể.

2.1. Rối loạn dạng cơ thể không biệt định

Chẩn đoán rối loạn dạng cơ thể không biệt định là có một hay nhiều cơn rối loạn cơ thể, bền vững từ 6 tháng trở lên.
Rối loạn hay gặp nhất là mệt mỏi mãn tính, mất cảm giác ngon miệng, hoặc triệu chứng dạ dày- ruột, tiết niệu, sinh dục. Các triệu chứng này không giải thích được bằng bệnh thực tổn hoặc lạm dụng một chất.
Các triệu chứng làm ảnh hưởng rõ rệt đến các chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc các chức năng quan trọng khác.
Chẩn đoán không được đặt ra nếu các triệu chứng là một bệnh tâm thần khác như: rối loạn dạng cơ thể khác, rối loạn tình dục, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ.
2.2. Đau tâm căn
Chẩn đoán đau tâm căn là đau chiếm ưu thế nổi bật trong các triệu chứng lâm sàng và đủ mạnh để gây ra sự chú ý cho những người xung quanh. Đau là nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt đến các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các chức năng quan trọng khác. Các yếu tố tâm lí đóng vai trò quan trọng trong khởi phát bệnh, tái phát bệnh và cường độ cơn đau và đau không phải là giả vờ. Đau tâm căn không chẩn đoán nếu là hậu quả của rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu hoặc rối loạn tâm thần khác.
2.3. Các rối loạn nghi bệnh
Nghi bệnh là bệnh nhân bận tâm quá mức với ý nghĩ cho rằng mình bị một bệnh nặng trên cơ sở giải thích sai lầm một hoặc nhiều cảm giác hoặc triệu chứng. Khám xét cẩn thận vẫn không xác định được một bệnh thực tổn nào có thể giải thích được các dấu hiệu và triệu chứng cơ thể của bệnh nhân. Bệnh nhân có ý nghĩ rằng bệnh cơ thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên niềm tin đó chưa đủ mạnh để trở thành hoang tưởng. Niềm tin của bệnh nhân không bị giới hạn như trong rối loạn sơ đồ cơ thể. Sự bận tâm quá mức về bệnh tật là nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng hoạt động nghề nghiệp và xã hội hoặc các chức năng quan trọng khác. Bệnh thường kéo dài ít nhất 6 tháng và sự bận tâm quá mức đó không phải là rối loạn lo âu lan toả, rối loạn ám ảnh, cưỡng bức, hoảng sợ, rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn dạng cơ thể khác. Nhận thức về bệnh bị giảm sút chỉ áp dụng khi trong khoảng thời gian dài bệnh nhân không thừa nhận là bệnh của mình.
2.4. Rối loạn chức năng thần kinh thực vật dng cơ th
Người bệnh thuờng trình bày các triệu chứng của bệnh như thể các triệu chứng này do chính rối loạn thực thể của mỗi cơ quan, một hệ thống nào đó dưới sự kiểm soát của hệ thần kinh thực vật như các rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng dạ dày- ruột, hô hấp, tiết niệu, sinh dục.
Các triệu chứng thường biểu hiện bằng trạng thái cường giao cảm như hồi hộp, đánh trống ngực, ra mồ hôi, run chân tay, cơn đỏ mặt. Mặt khác còn gặp các triệu chứng chủ quan không đặc hiệu như: cảm giác đau thoáng qua, cảm giác bỏng buốt, nóng rát, nặng nề, gò bó, sưng phù tay căng da. Trong thực tế lâm sàng khó phân biệt biểu hiện của nhóm triệu chứng nào là chính mà chỉ thấy sự kết hợp giữa 2 nhóm triệu chứng trên, tạo thành bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng và phức tạp.

3. Điều trị:

    1. Liệu pháp tâm lý

Việc điều trị rối loạn dạng cơ thể thường ưu tiên với các liệu pháp tâm lý. Ngoài ra, việc điều trị hóa dược với các nhóm thuốc giải lo âu cũng có tác dụng rõ rệt. Với tình trạng bệnh lý trên, liệu pháp tâm lý nhận thức, thư giãn, âm nhạc, các kỹ thuật thân chủ trọng tâm... nhằm phóng chiếu các cảm xúc bất lợi, giúp thân chủ nhận thức rõ hơn tình trạng bệnh lý của mình một cách rõ ràng. Có các bài tập phù hợp để bệnh nhân thay đổi hành vi, tự vượt qua tình trạng stress và những khó khăn tâm lý của bản thân.[3]

    1. Luyện thở và thiền

Những bài tập này giúp thả lỏng cơ thể, giải tỏa mọi căng thẳng, giúp dễ thư giãn hơn trong lúc luyện thở.

 

    1. Trong một số trường hợp đặc biệt khi có các triệu chứng rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu phối hợp với thuốc điều chỉnh khí sắc. Hiệu quả của thuốc thường xuất hiện chậm, sau 4 – 8 tuần và cần phải duy trì lâu dài trong nhiều năm thậm chí là suốt đời.

Các bài liên quan

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa