- Hội chứng sợ nơi, hoàn cảnh: là một dạng rối loạn mà người bệnh thường sợ và tránh những nơi làm cho họ bất an, cảm thấy không ai giúp mình.
- Rối loạn lo âu do vấn đề sức khỏe: bao gồm các triệu chứng lo âu và hoảng sợ do vấn đề sức khỏe của người bệnh gây ra.
- Rối loạn lo âu toàn thể: lo âu quá mức về việc gì đó, ngay cả những việc rất là thông thường, rối loạn này rất khó kiểm soát, thường xảy ra kèm theo các mối lo âu khác hoặc trầm cảm.
- Rối loạn hoảng sợ: cảm giác lo âu quá mức đột ngột xuất hiện, lặp đi lặp lại và tiến đến tột cùng nỗi sợ hãi trong vòng vài phút. Người bệnh có thể cảm giác hoảng sợ, khó thở, đau ngực, tim đập nhanh, đánh trống ngực. Những cơn hoảng sợ này làm cho họ lo lắng chúng sẽ đến một lần nữa, hoặc cố tình tránh né tình huống đã xảy ra cơn hoảng sợ đó.
- Im lặng có chọn lọc: đây là thất bại của trẻ trong việc phát ra lời nói ở những tình huống nhất định, như là ở trường học, ở nhà. Điều này gây trở ngại cho việc học, sinh hoạt ở nhà hay ngoài xã hội.
- Rối loạn lo âu phân ly: là rối loạn lo âu ở trẻ, điển hình là lo âu quá mức ở những mốc phát triển quan trọng của trẻ hoặc khi trẻ phải cách xa ba mẹ hoặc người thân thiết.
- Hội chứng sợ xã hội: là lo âu sợ hãi ở mức cao, người bệnh cố tránh những hoàn cảnh làm cho bạn lo âu, mất ý thức, lo lắng về những nỗi sợ vô hình.
- Nỗi ám ảnh đặc biệt: là một sự lo âu lớn khi người bệnh tiếp xúc với việc hay tình huống đặc biệt và họ luôn cố tránh gặp phải.
- Rối loạn lo âu gây ra bởi chất: điển hình là các triệu chứng lo âu quá mức gây ra bởi lạm dụng thuốc, tiếp xúc với chất độc.
- Rối loạn lo âu đặc hiệu và rối loạn lo âu không đặc hiệu: là thuật ngữ chỉ sự lo âu mà không thể biết rõ nằm trong rối loạn nào, nhưng dấu hiệu biểu hiện sự đau buồn, suy sụp.