CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
Tay: - 3 kinh âm
+ Thủ thái ấm phế
+ Thủ thiếu âm tâm
+ Thủ quyết âm tâm bào lạc
- 3 kinh dương
+ Thủ thái dương tiểu trưởng
+ Thủ thiếu dương tam tiêu
+ Thủ dương minh đại trường
Chân: - 3 kinh âm
+ Túc thái âm tỳ
+ Túc thiếu âm thận
+ Túc quyết âm can
- 3 kinh dương
+ Túc thái dương bàng quang
+ Túc thiếu dương đởm
+ Túc dương minh vị
Kinh lạc tuần hành
Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.
Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Thủ thái âm can kinh.
3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'
Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.
Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.