Liên hệ: 02435772733 - 0972858186
  1. Châm cứu là gì?

Châm:dùng các loại kim khác nhau châm vào những huyệt vị khác nhau trên cơ thể con người, căn cứ vào bệnh tình và thể chất người bệnh khác nhau mà dùng thủ pháp phù hợp nhằm đạt đến mục đích thông kinh hoạt lạc, khử tà phù chính (khử bệnh tật, nâng cao sức đề kháng của cơ thể) mà chữa bệnh.

Cứu: dùng lá ngải khô để chế thành ngải nhung, rồi lại dùng ngải nhung chế thành viên to nhỏ như mồi ngải hoặc cuốn thành điếu ngải, đốt lửa xong trực tiếp hoặc gián tiếp hơ hoặc đặt lên huyệt vị nhất định của cơ thể người bệnh, thông qua sự kích thích ấm nóng này làm cho thông kinh lạc đạt mục đích chữa bệnh và phòng trừ bệnh tật.

  1. Tác dụng của phương pháp châm cứu

Trước nay, người dân quan niệm châm cứu chỉ trị được một số bệnh thông thường như đau lưng, nhức đầu, đau bụng, tê bại, thủng trướng hay trúng phong, kinh giản… Nhưng trên thực tế ngày nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế thới đã khẳng định châm cứu đối phó với vô số bệnh tật. Bởi châm cứu lập lại cân bằng âm dương, điều hòa hoạt động của hệ kinh lạc, làm giảm đau, phục hồi chức năng vận động, điều hoà nội tiết tố trong cơ thể. Châm cứu đặc biệt có tác dụng nhanh và hiệu quả đối với các bệnh như đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, đau lưng cấp, viêm khớp vai, các chứng đau, liệt…

Ngoài những bệnh thông thường, phổ biến trên châm cứu ứng dụng điều trị hầu hết các bệnh lý khác. Nhất là các bệnh về thần kinh, liệt, tai biến, điều trị cho trẻ em mắc các di chứng do tai biến sản khoa dẫn đến câm điếc, bại não… Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn có thể thực hiện cắt cơn nghiện ma túy hỗ trợ cai nghiện hiệu quả, phụ trợ rất tốt trong việc điều trị những căn bệnh quái ác như ung thư.

Châm cứu có tác dụng làm giảm các cơn đau mãn tính:

Đây là tác dụng hàng đầu của châm cứu trong việc giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau dai dẳng, trong đó có các chứng bệnh đau lưng, đau đầu, đau vai gáy hay sưng khớp. Đây là lí do khiến nhiều người tìm đến “phương thuốc” chữa bệnh mà không cần thuốc này. Một trong những nghiên cứu gần đây cho thấy những người được cho là “mô phỏng” châm cứu đã thực sự cảm nhận được sự cải thiện hơn 15% về căn bệnh của họ so với những người đang dùng thuốc. Nghiên cứu cũng cho thấy những người thường xuyên dùng phương pháp châm cứu để trị liệu sẽ phòng ngừa được các chứng bệnh đau lưng, đau nửa đầu.

Châm cứu có tác dụng giúp tăng cường hiệu quả điều trị của thuốc:

Một trong những cách phổ biến trong việc chữa bệnh hiện nay là sử dụng thuốc, tuy nhiên hiệu quả đem đến lại không cao. Trong một nghiên cứu từ Trung Quốc gần đây cho thấy: việc sử dụng phương pháp châm cứu kết hợp với sử dụng thuốc làm tăng hiệu quả điều trị lên nhiều lần. Châm cứu cũng có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị trầm cảm, vì đây như liều thuốc an thần, giúp giảm lo âu, stress.

Châm cứu có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu:

Các nhà nghiên cứu Brazil đã nghiên cứu trên hai nhóm trong đó một nhóm phụ nữ mang thai được kết hợp giữa châm cứu và các loại thuốc và một nhóm khác được tư vấn để thay đổi chế độ ăn uống và được cấp thuốc men nếu thấy cần thiết. Kết quả cho thấy 75% phụ nữ trong nhóm sử dụng biện pháp châm cứu đã giảm đáng kể cường độ ợ nóng và nồng đồ axit trong dạ dày, trong khi ở nhóm còn lại con số chỉ là 44%. Điều này cho thấy tác dụng tuyệt vời của châm cứu trong việc điều trị chứng ợ nóng, đầy hơi ở phụ nữ mang thai.

Châm cứu có tác dụng chống lại sự ảnh hưởng của xạ trị:

Những bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị có khả năng phải chịu những tác dụng phụ của xạ trị. Tuy nhiên, điều trị bằng châm cứu có thể ngăn chặn những tác dụng này. Trong một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết những người trải qua điều trị bức xạ kết hợp với châm cứu ít chịu tác dụng phụ tiêu cực của bức xạ mặc dù các tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra.

Châm cứu có tác dụng giảm béo phì:

Béo phì không chỉ là nỗi lo của chị em phụ nữ và số ít nam giới trong việc mất đi thẩm mỹ, mà béo phì còn là một căn bệnh nguy hiểm gây nên nhiều chứng bệnh khác như tim mạch, tiểu đường… Cho nên việc giảm trọng lượng là rất cần thiết. Các nhà nghiên cứu đến từ Hàn Quốc đã phân tích 31 nghiên cứu trong tổng cộng 3.013 người và thấy rằng tác dụng của châm cứu trong điều trị dẫn đến giảm trọng lượng cơ thể lớn hơn so với thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc.

Châm cứu trị các bệnh tự kỷ, bại não ở trẻ em:

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh khá hiệu quả trong việc điều trị cho trẻ bị bại não, tự kỷ. Các bác sỹ sử dụng biện pháp châm cứu tác động kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc bằng các phương pháp điện châm, thủy châm, kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và giáo dục hòa nhập cho trẻ. Những trẻ này khi được chữa bệnh bằng châm cứu sẽ có cơ hội hồi phục hoàn toàn.

  1. Cơ chế tác dụng của châm cứu

3.1. Châm cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới
- Châm là một kích thích cơ giới, cứu là một kích thích về nhiệt gây nên kích thích tại da, cơ.
- Tại nơi châm, cứu có những biến đổi, tổ chức tại nơi châm bị tổn thương sẽ tiết Histamin, axetylcholin, cathecolamin… nhiệt độ ở da thay đổi, bạch cầu tập trung, phù nề tại chỗ, các phản xạ đột trục làm co giãn mạch máu…
- Tất cả những kích thích trên tạo thành một kích thích chung của châm cứu. Các luồng xung động của các kích thích được truyền vào tủy lên não, từ não xung động chuyển tới các cơ quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ mới.

3.2. Hiện tượng chiếm ưu thế Utomski
- Theo nguyên lý của hiện tượng chiếm ưu thế của Utomski thì trong cùng một thời gian, ở một nơi nào đó của hệ thần kinh trung ương (vỏ não), nếu có hai luồng xung động của hai kích thích khác nhau đưa tới, kích thích nào có cường độ mạnh hơn và liên tục hơn sẽ có tác dụng kéo các xung động của kích thích kia tới nó và kìm hãm, tiến tới dập tắt kích thích kia.
- Khi có bệnh , tổn thương tại các cơ quan ( ổ viêm , loét…) là một khích thích , xung động dược truyền vào hệ thần kinh trung ương rồi dược truyền ra cơ quan có bệnh , hình thành 1 cung phản xạ bệnh lý .
- Như trên đã trình bày, châm hay cứu là một kích thích gây ra một cung phản xạ mới, nếu cường độ kích thích được đầy đủ sẽ ức chế ở hưng phấn do tổn thương bệnh lí gây ra, tiến tới làm mất hoặc phá vỡ cung phản xạ bệnh lý.
- Trên thực tế lâm sàng, người ta thấy hiệu quả nhanh chóng của châm cứu trong việc làm giảm cơn đau một số bệnh , người ta còn thấy Tác dụng của châm cứu có thể làm thay đổi hoặc đi tới làm mất phản xạ đau và nhiều bệnh. Khi châm cứu để đảm bảo kết quả điều trị, để kích thích tác động lên huyệt phải đạt đến ngưỡng (seuil d’excitation) mà y học cổ truyền gọi là đắc khí và phải tăng (hoặc giảm) cường độ kích thích khi cần thiết để nâng cao thêm hiệu quả chữa bệnh mà y học cổ truyền gọi là thủ thuật bổ tả.


3.3. Sự phân chia tiết đoạn thần kinh và sự liên quan giữa các tạng phủ đối với các vùng cơ thể do tiết đoạn chi phối.
- Thần kinh tủy sống có 31 đôi dây, mỗi đôi dây chia ra làm hai ngành trước và sau chi phối vận động và cảm giác một vùng cơ thể gọi là một tiết đoạn. Sự cấu tạo thần kinh này gọi là sự cấu tạo tiết đoạn
- Mỗi thiết doạn thần kinh chi phối một vùng da nhất dịnh của cơ thể có liên quan đến hoạt động của nội tạng nằm tương ứng với nó .
Ví dụ: vùng da ở các tiết đoạn ngực D5, D6, D9 và tiết đoạn cổ C2, C3, C4 tương ứng với dạ dày (hình 2)
- Khi nội tạng có bệnh, người ta thấy có sự tăng cường cảm giác vùng da cùng tiết với nó như cảm giác đau, thay đổi điện sinh vật vv…
- Hiện tượng này xảy ra do những sợi thần kinh giao cảm bị kích thích, xung động dẫn truyền vào tủy, lan toả vào các tế bào cảm giác sừng sau tủy sống gây ra những thay đổi về cảm giác ở vùng da. Mặt khác những kích thích giao cảm làm co mạch, sự cung cấp máu ở vùng da ít đi và làm điện trở ở da giảm xuống gây ra những thay đổi về điện sinh vật.
- Trên cơ sở này Zakharin (Liên Xô) và Head (Anh) đã thiết lập được một giản đồ về sự liên quan giữa vùng da và nội tạng, và đây cũng là nguyên lý chế tạo các máy đo điện trở vùng da và máy dò kinh lạc …
Nếu nội tạng tổn thương, dùng châm cứu hay các phương pháp vật lý trị liệu khác tác động vào các vùng dạ dày trên cùng một tiết đoạn với nội tạng sẽ chữa được các bệnh ở nội tạng.

4. CƠ CHẾ CỦA CHÂM CỨU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ​

1. Sự mất thăng bằng về âm dương
Dẫn tới sự phát sinh ra bệnh tật và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều hoà âm dương.
Âm dương là thuộc tính của mọi sự vật trong , Hai mặt âm dương luôn có quan hệ đối lập (mâu thuẫn) nhưng luôn thống nhất với nhau. Âm dương trong cơ thể bao giờ cũng thăng bằng (bình hành) nương tựa vào nhau (hỗ can) để hoạt động giúp cho cơ thể luôn luôn thích ứng với hoàn cảnh xã hội, thiên nhiên.

Bệnh tật phát sinh ra là do sự mất cân bằng của âm dương. Sự mất cân bằng đó gây nên bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài (Tà khí của lục dâm) hoặc do thể trạng suy yếu, sức đề kháng kém (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường về mặt tình cảm, tinh thần (nội nhân), hoặc cũng có khi do những nguyên nhân khác như thể chất của người bệnh quá kém, sự ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không điều độ…

Trên lâm sàng, bệnh lý biểu hiện hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc hư hoặc thực (hư hàn thuộc về âm, thực nhiệt thuộc về dương), nhiều khi bệnh tật rất phức tạp, các dấu hiệu thuộc về hàn nhiệt rất khó phân biệt (kiêm chứng)…
Nguyên tắc điều trị bằng châm cứu là điều hoà lại mối cân bằng của âm dương.cụ thể là nâng cao chính khí đuổi tà khí , phải tùy thuộc vào vị trí nông sâu của bệnh, trạng thái hàn nhiệt, hư thực của người bệnh để vận dụng thích đáng dùng châm hay cứu, dùng thủ thuật hay bổ như nhiệt thì châm, hàn thì cứu, hư thì bổ, thực thì tả vv…

2. Bệnh tật phát sinh ra
Làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ kinh lạc và cơ chế tác dụng của châm cứu cơ bản là điều chỉnh cơ năng hoạt động của hệ kinh lạc.

Hệ kinh lạc bao gồm những đường kinh (thẳng) và những đường lạc (đường ngang) nối liền các tạng phủ ra ngoài da và tứ chi, khớp ngũ quan, và nối liền các tạng phủ, kinh lạc với nhau. Hệ thống kinh lạc chằng chịt khắp cơ thể, Thông suốt ở mọi chỗ (trên, dưới, trong , ngoài), làm cơ thể tạo thành một khối thống nhất, thích nghi được với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội.

Trong đường kinh có kinh khí vận hành để điều hoà khí huyết làm cơ thể luôn khoẻ mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (dùng châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt giác…) thông qua các “huyệt” để chữa bệnh.

Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân – tà khí) hoặc nguyên nhân bên trong (chính khí hư) đưa đến sự bế tắc vận hành kinh khí trong đường kinh. Nếu có tà khí thực thì phải loại bỏ tà khí ra ngoài (dùng phương pháp tả), nếu do chính khí hư thì phải bồi bổ cho chính khí đầy đủ (dùng phương pháp bổ).

Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi quan biểu lí với nó (Chẩn đoán dựa vào phương pháp chẩn đoán chung, kết hợp với phương pháp chẩn đoán trên kinh lạc, dò kinh lạc…). Khi châm cứu, người ta tác dụng vào các huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch.
Trên cơ sở học thuyết kinh lạc, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của cơ thể, người ta chú trọng đặc biệt đến các vấn đề sau:
- Châm kim phải đắc khí
- Hư thì bổ, thực thì tả
- Dựa vào sự liên quan giữa tạng phủ và đường kinh, người ta phối hợp sử dụng các huyệt tại chỗ với các huyệt ở xa (thường ở tay, chân)…

 


Các bài liên quan

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa