Liên hệ: 02435772733 - 0972858186

1. Loại dây thần kinh

 

Hệ thống thần kinh tham gia vào tất cả mọi hoạt động của cơ thể từ điều hoà nhịp thở đến kiểm soát cơ bắp và các cảm giác nóng và lạnh.

Có 3 loại dây thần kinh trong cơ thể:

  • Dây thần kinh tự chủ: Những dây thần kinh này kiểm soát các hoạt động bị động hoặc chủ động một phần bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hoá và điều chỉnh nhiệt độ.
  • Dây thần kinh vận động: Những dây thần kinh này kiểm soát các chuyển động và hành động bằng cách truyền thông tin từ não và tuỷ sống đến cơ bắp.
  • Dây thần kinh cảm giác: Những dây thần kinh này chuyển thông tin từ da và cơ trở lại tuỷ sống và não. Thông tin sau đó được xử lý sẽ truyền đến các bộ phận của cơ thể gây nên cảm giác đau hay các cảm giác khác.

Dây thần kinh rất cần thiết cho tất cả các hoạt động của cơ thể, cho nên làm đau hay gây tổn thương cho dây thần kinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Dây thần kinh

Dây thần kinh vận động

XEM THÊM:

2. Các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương thần kinh

 

Với tổn thương hệ thần kinh có thể có một loạt các triệu chứng và nó sẽ phụ thuộc vào vị ví cũng như loại dây thần kinh bị ảnh hưởng. Tổn thương có thể xảy ra với các dây thần kinh trong não và tuỷ sống. Đồng thời, nó cũng có thể xảy ra ở các dây thần kinh ngoại biên, nằm trên khắp các bộ phận của cơ thể.

Tổn thương thần kinh tự chủ có thể tạo ra các triệu chứng như:

  • Không cảm thấy đau ngực chẳng hạn như đau thắt ngực hoặc đau tim
  • Đổ mồ hôi quá nhiều (được gọi là Hyperhidrosis) hoặc quá ít mồ hôi (được gọi là Anhidrosis)
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Khô mắt
  • Táo bón
  • Rối loạn chức năng bàng quang
  • Rối loạn chức năng tình dục

 

Tổn thương dây thần kinh vận động có thể tạo ra các triệu chứng sau:

  • Cơ thể yếu đuối
  • Suy nhược cơ bắp
  • Co giật hay còn gọi là rung cơ cục bộ
  • Tê liệt

Tê bì chân tay

Dấu hiệu tê liệt

Tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể tạo ra các triệu chứng sau:

  • Đau đớn
  • Nhạy cảm
  • Tê liệt
  • Ngứa hoặc cảm giác bị châm chích
  • Nóng rát
  • Gặp các vấn đề về nhận thức vị trí

Trong một số trường hợp, những người bị tổn thương hệ thần kinh sẽ có các triệu chứng cho thấy tổn thương đối với hai hoặc thậm chí ba loại thần kinh khác nhau. Ví dụ, bạn có thể gặp phải sự yếu đuối và nóng rát đôi chân trong cùng một thời điểm.

3. Nguyên nhân gây đau thần kinh và tổn thương thần kinh

 

Có hơn 100 loại tổn thương hệ thần kinh khác nhau. Các loại khác nhau có thể có các triệu chứng khác nhau và có những yêu cầu về điều trị khác nhau. Ước tính có khoảng 20 triệu người Mỹ bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Loại tổn thương này ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với những người có tuổi tác càng cao. Bên cạnh đó, có tới 70% người mắc bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng bị tổn thương hệ thần kinh.

Mặc dù không phải là danh sách đầy đủ về các nguyên nhân gây bệnh liên quan đến thần kinh. Tuy nhiên, đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh:

  • Bệnh tự miễn: Một loạt các loại bệnh tự miễn khác nhau có thể tạo ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh. Chúng bao gồm: Đa xơ cứng, hội chứng Guillain-Barré (một tình trạng hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các dây thần kinh ngoại biên), nhược cơ, lupus và bệnh viêm ruột.
  • Ung thư: Ung thư có thể gây đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh theo nhiều cách. Trong một số trường hợp, khối ung thư có thể đẩy lùi hoặc đè bẹp dây thần kinh. Với những trường hợp khác thì một số loại bệnh ung thư có thể dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chức năng hệ thần kinh. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị như hoá trị và xạ trị cũng có thể gây đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh ở một số người.
  • Chèn ép hoặc chấn thương: Bất cứ điều gì dẫn đến chấn thương hoặc chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh. Điều này thường bao gồm dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, chấn thương va đập, và hội chứng ống cổ tay.
  • Bệnh tiểu đường: Có tới 70% người bị mắc tiểu đường bị tổn thương thần kinh. Những tổn thương này càng dễ xảy ra khi bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn. Bệnh thần kinh tiểu đường là một loại biến chứng nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến cả loại tế bào thần kinh. Các dây thần kinh cảm giác thường bị ảnh hưởng nhiều nhất với các triệu chứng như nóng rát và tê liệt. Nếu bị tiểu đường và đang gặp phải các triệu chứng đau thần kinh hoặc tổn thương hệ thần kinh thì nên gặp bác sĩ để khám và có phương pháp xử trí kịp thời.

Tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây gây đau thần kinh và tổn thương thần kinh

 

  • Tác dụng phụ của thuốc và các chất độc hại: Các chất khác nhau được đưa vào cơ thể có chủ ý hoặc vô ý có khả năng gây đau dây thần kinh và tổn thương hệ thần kinh. Chúng bao gồm các loại thuốc chẳng hạn như thuốc sử dụng điều trị bệnh HIV, thuốc sử dụng trong điều trị hoá trị liệu cho bệnh ung thư... hoặc các chất độc vô tình ăn phải như chì, asen, thủy ngân... cũng có thể gây tổn thương thần kinh.
  • Bệnh thần kinh vận động: Các tế bào thần kinh vận động là các dây thần kinh trong não và cột sống để truyền đạt thông tin đến các cơ trong cơ thể. Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh này bao gồm: Bệnh xơ cứng teo cơ bên (còn được gọi là ALS hoặc bệnh Lou Gehrig) có thể dẫn đến tổn thương ngày càng trầm trọng hơn.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt một số chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin B6, vitamin B12 có thể gây ra các triệu chứng đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh bao gồm các cảm giác nóng rát và yếu cơ. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng gây tổn thương thần kinh cũng có thể là do uống quá nhiều rượu hoặc sau cuộc phẫu thuật dạ dày.
  • Bệnh truyền nhiễm: Một số bệnh truyền nhiễm có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong cơ thể. Những điều kiện gây ảnh hưởng bao gồm các bệnh Lyme, virus herpes, virus HIV và viêm gan C.

4. Điều trị đau thần kinh và tổn thương hệ thần kinh

 

Trong nhiều trường hợp, tổn thương hệ thần kinh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau để có thể làm giảm bớt các triệu chứng đau. Bởi vì mức độ tổn thương hệ thần kinh thường tăng dần nên cần được thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra triệu chứng và điều trị kịp thời. Bằng cách đó mới có thể làm giảm cơn đau và những ảnh hưởng không có lợi cho hệ thần kinh có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn.

Thông thường, mục tiêu đầu tiên của điều trị là giải quyết tình trạng tiềm ẩn gây đau thần kinh hoặc tổn thương thần kinh. Quá trình điều trị này bao gồm:

  • Điều chỉnh lượng đường trong máu cho những người mắc tiểu đường
  • Hạn chế tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng
  • Thay đổi thuốc khi thuốc đó có thể gây tổn thương thần kinh
  • Có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật can thiệp các ảnh hưởng như chèn ép hoặc chấn thương dây thần kinh
  • Thuốc điều trị bệnh tự miễn

Khám bệnh cho người cao tuổi

Người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị

 

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhằm giảm thiểu cơn đau thần kinh như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline và desipramine (Norpramin), cũng như các thuốc chống trầm cảm khác, bao gồm duloxetine (Cymbalta) và venlafaxine (Effexor XR)
  • Một số loại thuốc chống động kinh
  • Kem Capsaicin

Hoặc một số phương pháp bổ sung hoặc thay thế cũng có thể giúp giảm đau và các dấu hiệu khó chịu như:

  • Châm cứu
  • Phản hồi sinh học
  • Thôi miên
  • Thiền
  • Vitamin chống oxy hoá
  • Kích thích thần kinh điện như TENS

Các bài liên quan

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa