HỆ KINH LẠC
- KINH LẠC LÀ GÌ?
Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.
Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.
- CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
Tay: - 3 kinh âm
+ Thủ thái ấm phế
+ Thủ thiếu âm tâm
+ Thủ quyết âm tâm bào lạc
- 3 kinh dương
+ Thủ thái dương tiểu trưởng
+ Thủ thiếu dương tam tiêu
+ Thủ dương minh đại trường
Chân: - 3 kinh âm
+ Túc thái âm tỳ
+ Túc thiếu âm thận
+ Túc quyết âm can
- 3 kinh dương
+ Túc thái dương bàng quang
+ Túc thiếu dương đởm
+ Túc dương minh vị
Kinh lạc tuần hành
Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.
Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Thủ thái âm can kinh.
3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'
Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.
Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.
3. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý
- Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
- Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý
Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán
Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang…
3.4. Về chữa bệnh
Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.