Liên hệ: 02435772733 - 0972858186

Nhiều bệnh nhân nhiễm virus mặc dù đã hồi phục khỏi COVID-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục.

Các triệu chứng thông dụng nhất là:

Mệt (58%), nhức đầu (44%), rối loạn tập trung (27%), rụng tóc (25%) và khó thở (24%). Các triệu chứng khác liên quan đến phổi (ho, đau ngực, giảm độ khuyếch tán, khó thở khi ngủ và xơ phổi), tim mạch (loạn nhịp tim, viêm cơ tim), thần kinh (sa sút trí tuệ, trầm cảm, lo âu, rối loạn tập trung, ám ảnh) và các triệu chứng khác như rụng tóc, ù tai, đổ mồ hôi đêm. Ngoài ra, một nghiên cứu từ Canada cho thấy có khoảng hơn 200 triệu chứng khác nhau ở 10 cơ quan liên quan tình trạng hậu COVID19 trong đó các triệu chứng thường gặp nhất là mệt, khó thở, đau hay khó chịu, lo âu và trầm cảm.

COVID kéo dài không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà còn thể hiện bằng những bất thường cận lâm sàng, như bất thường xét nghiệm: tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon tuyến giáp, giảm độ lọc cầu thận...; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim…

Tình trạng này có thể kéo dài 3 tháng, 6 tháng, thậm chí có báo cáo lên đến 9 tháng.

Người khỏi bệnh Covid-19 cần chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp chậm, tập dưỡng sinh…), hạn chế làm việc nặng mà nên làm việc nhẹ tăng dần cường độ, giúp giải tỏa căng thẳng.

Chú ý tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Tăng cường hoạt động ngoài trời, việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

Tăng cường các hoạt động giao tiếp…Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt.

Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn hợp lý cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là đạm (protein) từ 13-20%, chất béo (lipid) từ 20-25% và chất bột đường (glucid) từ 55-65%. Cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Các món ăn chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng, tránh những thức ăn khó tiêu: nhiều mỡ, nhiều chất béo. Ngoài ra cần hạn chế dùng trà, cà phê về đêm, nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước mát và uống đủ 1,5-2 lít nước trong ngày. vì nó khó tiêu

Có chế độ sinh hoạt điều đô, tránh ngủ muộn, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối.


Các bài liên quan

Trọng Nghĩa Đường

Bắt mạch kê đơn thuốc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt

Liên hệ

số 3 ngõ 4 ngách 4/22 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội,
02435772733

Phụ trách chuyên môn

PSG Tiến sĩ Dương Trọng Nghĩa