Liệt vận động là tình trạng giảm hoặc mất vận động của cơ do mất sự điều khiển của thần kinh chi phối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới cứng khớp, teo cơ, rối loạn dinh dưỡng, suy giảm sự lưu thông huyết dịch vùng chi liệt.
Bệnh là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau như tai biến mạch máu não,chấn thương hệ thần kinh, khối u hệ thần kinh, bệnh tủy sống, thoái hoá, viêm não… Bệnh nhân có thể bị liệt vận động ở mặt, một chi, nửa người, hai chân hoặc tứ chi với các mực độ nặng nhẹ khác nhau.
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh độc đáo của y học cổ truyền phương Đông. Khi châm vào các huyệt đạo có thể điều khí trong cơ thể, qua đó điều hoà lại rối loạn âm dương góp phần tiêu trừ bệnh tật. Hiện nay châm cứu rất hay được sử dụng trong phục hồi chức năng liệt vận động thông qua điều hòa sự vận hành của khí huyết từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của các cân cơ, dây thần kinh, các tổ chức... Trong bài này chúng tôi giới thiệu sử dụng châm cứu để phục hồi vận động ở mặt, tay, chân.
Điều kiện: bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy cấp, tình trạng đã ổn định
Tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc nằm nghiêng
Châm cứu: 1lần/ngày. Thời gian lưu kim: 20-30 phút
- Liệt mặt:
Công thức huyệt châm:
Ế phong: chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đâu, đó là huyệt.
Toản trúc: đầu trong cung lông mày
Nghinh hương: ở phía ngoài cánh mũi khoảng 5 cm, giữa hốc mũi và môi.
Hạ quan: chỗ lõm ở hõm khớp thái dương - hàm
Địa thương: giao điểm của khóe miệng và nếp má miệng
Giáp xa: chỗ nổi cao nhất ở góc hàm khi cắn chặt răng
Thừa tương: chính giữa chỗ lõm dưới môi
Trong trường hợp liệt VII do lạnh nên kết hợp với hơ ngải cứu
- Liệt chi trên:
Công thức huyệt châm:
Khúc trì: điểm tận cùng ngoài nếp gấp khuỷu
Thủ tam lý: dưới huyệt Khúc trì 2 thốn
Hợp cốc: khi khép xương bàn ngón 1 và 2 , huyệt nằm ở mu cao nhất.
Chi câu: mặt sau cẳng tay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 03 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
- quan: mặt sau cẳng tay, từ lằn chỉ cổ tay đo lên 02 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
Kiên tỉnh xuyên Tý nhu: ở đầu cuối cơ tam giác cánh tay
Bát tà: hơi nắm bàn tay, ở khe nối đầu xương nhỏ xương bàn tay, trên mu bàn tay cạnh các khớp xương bàn ngón, cả hai bên cộng là 8 huyệt
Đại chuỳ: chỗ lõm phía dưới đốt sống cổ số 7
3. Liệt chi dưới:
Công thức huyệt châm:
Lương khâu: từ góc trên bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng lên 2 thốn
Túc tam lý: từ góc dưới bên ngoài của xương bánh chè đo thẳng xuống 3 thốn
Dương lăng tuyền: Hõm dưới trước đầu trên xương mác
Tam âm giao: từ lồi cao mắt cá trong xương chày đo lên 3 thốn
Hoàn khiêu: giao điểm của 1/3 ngoài và 2/3 trong của đường nối từ mấu chuyển lớn xương đùi đến mõm cùng cụt
Thừa phù: chính giữa nếp lằn mông
- lôn: trung điểm đường nối gân gót và mắt cá ngoài.
- khê: ở nếp gấp trước của khớp cổ chân, trong khe gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi riêng ngón cái.
Để tăng tác dụng của châm cứu có thể phối hợp với kích thích điện gọi là điện châm